Xin chào công ty Thietbiloc,
Trước Tết 2014, sau khi hoàn thiện căn nhà đầu tiên trong đời, tôi dự định lắp một thiết bị lọc nước như quý công ty đã giới thiệu trong mục Lọc nước sinh hoạt. Tuy nhiên tôi còn vướng 1 vấn đề về áp lực nước nên chưa quyết định được việc này. Tôi xin mô tả tình trạng và nhờ các anh chị tư vấn thêm:
Tôi xây nhà phố, 1 trệt 2 lầu. Tôi đặt bồn nước inox 1m3 trên sân thượng. Sau 2 tuần ăn Tết tại nhà mới, tôi nhận ra một số đặc điểm:
- Áp lực nước tại lầu 2 rất yếu. Các vòi tắm hoa sen phun không đủ mạnh, tắm không đã.
- Áp lực tại các vòi nước lầu 1 mạnh hơn 1 chút nhưng nếu dưới trệt có người dùng nước (tưới cây, làm bếp) thì nước sẽ lập tức chảy yếu đi rõ rệt..
Tôi dự định dùng bơm tăng áp sau bồn nước hoặc gắn thêm một bồn lớn hơn. Xin hỏi, nếu gắn thêm cột lọc nữa thì có làm giảm áp lực nhiều không? Có cách nào để tăng áp và tránh trường hợp nước tại các lầu trên bị giảm khi lầu dưới có người sử dụng cùng lúc?
(Câu hỏi nhận qua mục liên hệ trên website)
Thietbiloc.com::
Chúng tôi xin được trả lời 2 vấn đề chính của quý khách: như sau:
Lắp thêm máy lọc đầu nguồn
không ảnh hưởng nhiều đến áp lực nước. Sau một thời gian, các cặn bẩn bám trong thiết bị lọc sẽ làm giảm áp, lúc đó chỉ cần chuyển qua chế độ xả rửa để làm sạch lọc.
Vấn đề áp lực nước yếu và cách xử lý
Do quý khách đã xây xong nhà và chúng tôi không có bản vẽ thiết kế hệ thống nước nên chỉ tư vấn dựa trên suy đoán.
Áp lực nước tỷ lệ thuận với chiều cao tính từ mặt nước trong bồn trên mái tới vòi nước. Chính vì thế, vòi nước dưới tầng trệt bao giờ cũng có áp cao nhất.
Áp lực nước bị ảnh hưởng bởi cách đi đường ống dẫn. Đường ống nhiều co nốt vòng vèo sẽ làm giảm áp (do lực ma sát).
Khi mở vòi dưới đất, các vòi ở tầng trên thiếu nước là do đường ống có đường kính quá lớn.
Gặp tình trạng nước chảy yếu, rất nhiều người nghĩ ngay đến bơm tăng áp hoặc thêm bồn chứa. Việc thêm hoặc tăng dung tích bồn chứa không hề có tác dụng tăng áp vì không làm thay đổi chiều cao cột nước. Bơm tăng áp chỉ nên là lựa chọn cuối cùng vì nhiều bất tiện và lãng phí điện.
Theo chúng tôi, trước tiên, quý khách hãy hàn thêm chân đế cho bồn chứa, nếu cao thêm được 3-4m thì áp lực nước tăng lên đáng kể.
Tiếp theo, nếu đường ống nổi, quý khách có thể kiểm tra lại cách bố trí đã hợp lý chưa:
- Hạn chế co nối, hạn chế dẫn nước đi lòng vòng
- Trục ống chính từ trên xuống nên được thu hẹp dân bằng cách giảm đường kính ống. Sau bồn chứa có thể đi ống 34mm, giảm dần xuống 27mm và khi xuống tầng trệt chỉ nên dùng ống tối đa 21mm. Các ống chạy theo chiều ngang cũng không nên lớn hơn 21mm.
Nhân đây chúng tôi cũng chia sẻ một số mẹo tăng áp lực nước trong tại những ngôi nhà đã xây lâu rồi:
- Kiểm tra đường ống có bị cáu cặn, bị đóng vôi bên trong làm nghẹt hay không.
- Kiểm tra miếng lưới chặn tại đầu vòi nước, vời hoa sen có bị bẩn, bị nghẹt không. .
Chỉ cần tháo ra, rửa sạch là nước lại chảy mạnh như mới:
Ở Việt Nam, chưa thấy các gia đình dùng bình tăng áp nên chúng tôi xin bỏ qua không nói đến trong bài trả lời nay.
Nhiều khách hàng khi thấy các ống dẫn, vòi nước của WATTS thường tỏ ra nghi ngại vì nó quá nhỏ so với tưởng tượng. Vậy nhưng, sau khi lắp vào hệ thống nước, áp lực đầu ra lại không hề nhỏ, thậm chí còn mạnh hơn các vòi có kích thước lớn.
Ví dụ, chiếc máy lọc tinh khiết này không hề dùng điện, không dùng bơm, nhưng vẫn đảm bảo áp lực.
http://www.thietbiloc.com/loc-nuoc-sinh-hoat/219-loc-nuoc-tinh-khiet-quick-change
Trường hợp không thể thay đổi được đường ống, chỉ còn cách gắn thêm Máy bơm tăng áp.
Bình luận
Em biết nó có cái rờ le điều chỉnh, nhưng ngày xưa em gắn một lần cái 1HP, chỉnh tới chỉnh lui cả ngày ko được, nhà bô lão em gắn cái 3/4 ngựa, cũng chỉnh khùng luôn mà chỉ tàm tạm, vẫn bị ngắt giật cục.
Các bác cho em hỏi:
1. Có máy bơm nào thật ngon xử lý được vấn đề này và chịu nước nóng không?
2. Có máy bơm nào công suất thật nhỏ, 1/2 hay 1/4 ngựa ko? Em bơm từ trên cao xuống nên ko cần mạnh.
thaks all
Nhà em thì chỉ có 1 lầu, bồn nứơc thì đặt trên nốc nhà (500l). Bình thường nước vẫn chảy tốt nhưng những khi nồn bị cạn nước thì các vòi trong nhà chảy rất yếu mặc dù đã bơm đầy nước lại vào bồn. Có lần em đã phải mở tất cả các vòi trong nhà thì 1 lúc sau nước mạnh trở lại. Xin được chỉ giáo cách giải quyet triệt để để k gặp tình trạng này nữa. Em xin cám ơn ạ.
Khi nước trong bồn cạn, không khí sẽ xâm nhập vô đường ống. Khi bơm nước bổ sung, nước sẽ nằm trên một "túi khí", mà túi khí luôn có xu hướng đảy nước lên vì nó nhẹ hơn nước.
Bạn hãy gọi cho một người thợ ống nước gần nhà, nói họ gắn thêm một ống thông hơi/ thoát khí. Bạn cũng có thể gọi điện tới công ty chúng tôi để kỹ thuật viên hướng dẫn tự làm.
Nếu nhà bạn 2 tầng thì bạn phải đi 1 ống cấp nước riêng phi 27 lên tới bồn thì ms đảm bảo dk nguồn nc có áp lực mạnh để bơm lên bồn...( cần có phao cơ)
Em cảm ơn.
Tôi định mua cho ông bà ở quê một máy lọc nước vì nước ở quê dùng giếng khoan mà nhà lại ven sông nên rất bẩn.
Nhưng các cụ ở quê nhà cấp 4 nên không có bể chứa trên cao, bể chứa chỉ cao 2m so với mặt đất và dùng công cụ lọc dân gian, bể chứa thì nằm ngay mặt sàn đểm vòi lấy nước ra chỉ cao cách sàn 30cm. nên giờ tôi muốn láp thiết bị lọc nước thì như thế nào? xin cho tôi giải pháp.
Trân trọng.
Thứ tự lắp đặt: đầu ra của bồn- ống thông hơi 32- máy bơm áp- đồng hồ nước mỗi tầng- ống 25 xuống mỗi tầng.
Nhờ quý công ty tư vấn cách khắc phục hiện tượng trên.
Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ cần gắn bơm tăng áp cho tầng áp với bồn nước. Các tầng trệt, tầng 1, 2 không cần tăng áp.
Mình có bồn nước cung cấp cho tất cả đường ông trong gđ . Nhưng do vị trí bồn thấp so với vòi hoa sen nên nước xuống rất yếu.
Hướng1: mình định lắp thêm bồn và kê cao hơn thì cải thiệt đc ko ạ?
Hướng 2: lắp tăng áp từ bình, tăng áp, thông hơi, xuống các vòi, hướng nào hợp lý và hiệu quả? Và nếu dùng tăng áp loại nào hợp lý nhất.
Em muốn hỏi anh chị một chút về cách xử lý đường nước. Hiện tại nhà em đang dùng đường nước sạch nhưng từ đồng hồ vào đến bể nước thì hơi xa và bể nước để trên nóc tầng 1, nên nước rất yếu thậm chí ko đủ để dùng do nước sạch chỉ bơm theo giờ. Vậy anh chị có thể hướng dẫn em cách xử lý được không ạ ?
Nhà em có 1 lửng và 1 lầu, bồn nước 500l để trên nóc.Dưới nhà bếp,bồn rửa,và nước tầng lửng đều xài mạnh. Riêng tầng 1 ( gần bồn nước nhất ) , thì nước chảy rất yếu, e nghe người ta nói do áp lực nước ko mạnh nên vậy. Xin ad tư vấn thêm giải pháp cho nước chảy mạnh hơn.
-Nếu sử dụng cả 2 đầu ra của bình nước có thể giúp áp xuất của nước tăng nên không?
-Nếu mình sử dụng ống từ bình là ống 60 dài 2met rồi thu về ống 21 có giúp tăng thêm áp xuất của nước không?
-dùng ống thông hơi to có giúp tăng thêm áp xuất nước không?
Nhà mình 4 tầng, hiện tại tét nước treo được lắp trên tầng 4. Khi tét nước đầy thì các hệ thống nước trong nhà sử dụng bình thường. Nhưng do nước tại địa phương t bị yếu, nên tôi muốn lắp 1 bơm cao áp hút trực tiếp từ đầu nước vào lên tét trên tầng 4. Nhưng t đang băn khoăn có nên lắp bơm tăng áp trên tầng 4 được không. Vì do điều kiện nên bơm không thể lắp ở dưới tầng trệt được. Vậy ad cho hỏi nếu lắp bơm trên tàng 4 trước khi nước vào tét thì có được hay không. Vì nước từ đầu nguồn lên tầng 4 là rất yếu.
Xin chân thành cảm ơn!
bgio mình muốn gắng thêm máy tăng áp cho hệ thống nước nhà mình phía dưới chân bồn nước có đk k. và thiết bị nào là phù hợp ạ xin ad chỉ giúp giùm