Người Israel luôn làm thế giới phải kinh ngạc và khâm phục về khả năng phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật. Thietbiloc.com xin chỉ nhắc đến một khía cạnh tuy rất nhỏ nhưng làm cho Israel trở thành tấm gương cho nền nông nghiệp thế giới noi theo.
Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20 ngàn km2, chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An một chút. Chỉ 20% diện tích đó có thể trồng trọt. Phần lớn đất đai của Israel là cao nguyên đá và cát. Nước là thứ tài nguyên mà Israel luôn luôn thiếu và được quý như vàng. Ở đây người ta phải khoan sâu hàng km mới lấy được một lượng nước ít ỏi. Hình ảnh chú vịt của Israel có thể nói lên tất cả: khác với vịt Việt Nam luôn được tung tăng bơi lội, vịt Israel từ khi nở từ trứng cho đến khi bị làm thịt cũng không một lần được nhúng chân xuống nước.
Vậy mà Israel lại là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, mỗi năm thu về trên 3 tỷ USD.
Mọi hoạt động nông nghiệp của Israel xoay quanh 3 chữ: Tiết kiệm nước. Họ luôn tính toán để không dùng dư 1 giọt nước nào. Sử dụng nước không đơn thuần là công nghệ mà đã thành một nghệ thuật. Khi tưới nước, họ không cho nước bốc hơi, không cho nước ngấm xuống đất. Thậm chí, để làm thịt vịt, họ cũng chỉ dám dùng một lượng hơi nước nóng vừa đủ để lông vịt có thể rụng ra.
Tưới nước kiểu Israel: Tưới nhỏ giọt
Bí quyết của nông dân Israel là phát triển những công nghệ và thiết bị hiện đại như tưới nhỏ giọt, sử dụng các van điều khiển tự động, lọc nhiều tầng, dùng vòi phun áp lực thấp và phun mưa loại nhỏ. Nhờ tưới nhỏ giọt, nông dân tiết kiệm được 60% lượng nước.
Các cánh đồng của Israel được trang bị mạng lưới đường ống dẫn nước, có các ống nhỏ như mao mạch dẫn tới từng gốc cây. Hệ thống này được điều khiển bằng máy tính, tự động đóng mở van tưới khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân. Người ta pha phân bón vào bể chứa nước và phân bón sẽ theo mạng lưới tới từng bộ rễ cây. Với những loại cây cần tưới cả trên mặt lá, người ta dùng thêm hệ thống phun sương.
Tưới nhỏ giọt như thế vẫn chưa đủ tiết kiệm. Họ còn trồng cây trong nhà kính để ngăn không cho nước bốc hơi lên trời. Ngoài ra, nhà kính còn ngăn chặn sâu bệnh, giúp tăng sản lượng và chất lượng của hàng hóa. Israel nhận được rất nhiều đơn đặt hàng mua giống, từ các loại hạt cho tới gen, trứng và tinh trùng của động vật.
Áp dụng vào Việt Nam
Với bản chất thông minh và ham học hỏi, những năm gần đây, rất nhiều nông dân Việt Nam đã bắt đầu mày mò (có thể có hướng dẫn của cơ quan khuyến nông) tự tạo ra những hệ thống tưới kiểu Israel bằng những nguyên vật liệu sẵn có và đã gặt hái những thành tựu nhất định:
- Giảm chi phí điện, chi phí xăng dầu dùng để bơm nước
- Giảm chi phí nhân công gánh nước, không còn phải kéo ống, thu ống (kể cả canh chừng ống).
- Giảm đáng kể lượng nước tưới
Hiện tại còn một số khó khăn:
Chưa thể dùng được những mao dẫn để nhỏ giọt theo dúng nghĩa. Các mao dẫn này thường xuyên bị tắc nghẽn do nguồn nước tưới chưa được lọc sạch. Khi bị tắc, công tác bảo trì sẽ tốn kém tiền bạc và công sức đào lên để thay thế.
Không chỉ mao dẫn bị tắc mà theo thời gian, các ống dẫn lớn cũng bị đóng cận, cản trở nước lưu thông đều khắp, gây ra tình trang có những gốc cây không hề được tưới.
Chúng ta chưa có hệ thống tưới tự động được hoàn toàn, vẫn cần người đóng mở van theo cách thủ công.
Hy vọng trong tương lai, người nông dân Việt Nam sẽ còn cải tiến nhiều hơn nữa để có những hệ thống hiện đại và hoàn hảo.
Rất vui, chúng tôi mới nhận được 1 video clips do 1 khách hàng tự chế, chỉ dùng ống nhựa PVC khoan lỗ 1mm để tưới cho khu vườn nhỏ tại nhà.
Chúng tôi cho rằng, ai cũng có thể tự làm một hệ thống đơn giản này để tiết kiệm chi phí, trong khi hiệu quả vẫn đảm bảo, vẫn tiết kiệm nước tối đa.
Bình luận
Sau 2 năm thử nghiệm cho vườn cà phê và tiêu của gia đình, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm từ thực tế:
- Ống chính: Nên dùngi ống loại tốt, chôn sâu khoảng 20cm tránh đạp ông vỡ, nứt sẽ phải tìm chỗ để nối rất mệt
- Trục chính dùng ống lớn, các trục nhánh dùng ống nhỏ hơn..Khi tới các gốc cây có thể dùng loại ống ruột gà, châm lỗ cỡ đầu tăm, từ 1 đến 3 lỗ. Chỗ đục lỗ nên để cao hơn mặt đất, vừa tránh nghẹt vừa dễ theo dõi và kiểm soát lượng nước. (Tôi đang thử chuyển qua dùng ống truyền dịch để dễ kiểm soát lượn nước hơn).
- Không cần dùng các đầu dò cảm ứng độ ẩm và điều khiển tự động, hoàn toàn có thể chỉ cần 1 người theo dõi và điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt.
- Có thể pha phân bón tại bồn chứa nước chính, theo đúng tỷ lệ và pha tùy loại tùy thời điểm.
- Nên gắn 1 bộ lọc sau bồn pha chế tránh nghẹt tắc ống.
- Lâu lâu nên xúc rửa ống bằng bơm áp lực và nước sạch.
- Không nên chôn đầu ống nhỏ giọt xuống gốc cây vì sẽ bị rễ cây chui vô.
Tôi trồng tiêu ở Bình Phước. Năm 2011 tôi cũng đã tự làm một hệ thống tưới cho vườn tiêu của gia đình. Không hiểu vì lý do gì anh lại chôn sâu ống xuống dưới đất? Có phải lo mất trộm?
Tôi thì làm ngược lại. Tôi treo ống cao hơn mặt đất khoảng 10 cm. Tôi có chụp một số hình nhưng không biết cách gửi lên để anh em cùng trao đổi kỹ hơn.
Hiện tại tôi cũng rất quan tâm đến phương pháp tưới nước nhỏ giọt để ứng dụng cho vườn hồ tiêu của gia đình. Rất hi vọng các Anh/Chị có thể chia sẻ về kỹ thuật, hình ảnh phương pháp của mình để tôi được học hỏi. Chân thành cảm ơn.
Rất mong nhận được hỗ trợ về kĩ thuật và hình ảnh của các Anh/Chị qua mail: dothanhthai89
Tôi cũng xin chia sẻ với các Anh/Chị 1 bài viết cũng khá hay về hệ thống tưới nhỏ giọt: http://agriviet.com/threads/tu-lam-he-thong-tuoi-nho-giot.213267/
Cảm ơn bác
chôn ngầm dưới lòng đất.
dải trên mặt đất.
mỗi cái có những ưu nhược điểm khác nhau.
với ống chôn ngầm thì hạn chế được lượng nước bốc hơi.
đối với hệ thống dải trên mặt đất thì hạn chế khả năng xâm chiếm của rễ vào lỗ nhỏ giọt.
Công ty chúng tôi là nhà phân phối độc quyền loại phân bón vi sinh (phân OrgaGro). ở Việt Nam Đây là một loại phân được nhập khẩu từ Mỹ, đã được thử nghiệm trên các loại cây khác nhau ở nhiều vùng trên đất nước Việt nam. Kết quả thử nghiệm rất lạc quan đối với tất cả các cây trồng (cây công nghiệp, cây ngắn ngay). Và hiện tại nó đang được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh miền tây. Do nhu cầu mở rộng thị trường, công ty chúng tôi đang tìm nhà phân phối độc quyền cho sản phẩm này ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Bộ (mỗi tỉnh một nhà phân phối).liên hệ số điện thoại 0985629771 gặp anh dũng sáng từ 8-12h chiều từ 13-17h từ thứ 2-7 hàng tuần.giá bán từ nhà máy tới đại lý là:(100ml phân OrgaGro +100ml mật đường )=110k có rất nhiều loại mẫu mã:100ml,200ml, 500ml,1lit,5lit ).trân trọng
Tôi cũng đang tham khảo hệ thống tưới nhỏ giọt.
Anh có thế cung cấp hình ảnh qua mail được không.
Mail nguyenhuuthinh2004
Cảm ơn anh
Bạn cần hình ảnh về tưới tự động cho cầy hồ tiêu thì bạn liên hệ qua mail của mình nha
truongminhthang236
Hiện tại tôi cũng rất quan tâm đến phương pháp tưới nước nhỏ giọt để ứng dụng cho vườn cây ăn trái của gia đình. Phương pháp của Israel rất hiện đại và hiệu quả, nhưng ở nước ta chưa phổ biến nên thông tin còn hạn chế. Rất hi vọng 2 anh có thể chia sẻ về kỹ thuật, hình ảnh phương pháp của mình để tôi được học hỏi. Chân thành cảm ơn!
Để điều chỉnh lượng nước địa hình dốc, em có thể làm theo phương án sau: Bố trí 1 ống chính, cứ khoảng 1 mét hoặc 1 hàng cây thì bố trí 1 nhánh phụ, đầu nhánh phụ sau chữ T của ống chính em lắp 1 van cổng: loại bằng đồng thau, có tay quay( quay nhiều vòng thì van mới đóng hoặc mở được hoàn toàn). Nguồn nước có thể bố trí ở trên đỉnh dốc hoặc dưới dốc, dưới dốc thì dùng bơm nước, để có áp lức bơm cao thì nên chọn lại động cơ của máy bơm có vòng quay cao, cỡ: 2800 vòng/phút, hoặc chọn loại máy bơm vừa có nhiều tầng cánh, vừa quay tốc độ cao. Động cơ có vòng quay thấp thì không thể tạo được áp lực cao. Khi mở bơm cấp nước lần đầu, em sẽ điều chỉnh các van cổng ở đầu nhánh phụ để cân bằng áp lực ở các nhánh. Sau khi điều chỉnh xong, nhớ đánh dấu vị trí tay quay của van hoặc tìm biện pháp chốt cứng lại. Để an toàn cho bơm khi điều chỉnh thì van ở nhánh phụ ở giữa nên mở khoảng 50% để bơm không bị quá tải, không phá vỡ đường ống chính.
Em đang làm nhân viên văn phòng ở HÀ Nội, Rất yêu thích nông nghiệp CNC.