Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 
Dấu hiệu trên vỏ chai

Bạn có biết, dù đều không được khuyến khích sử dụng nhưng có loại nhựa an toàn, có loại độc hại nếu không dùng đúng cách. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tự bảo vệ và cũng gúp cho môi sinh anh toàn.

Khi sử dụng những đồ vật bằng nhựa, bạn có bao giờ để ý đến những biểu tưởng và con số in dưới đáy, bên hông?

Thường dưới đáy chai nhựa có 1 vòng tam giác biểu tượng cho tái chế. Bên trong tam giác là các con số từ 1 đến 7. Các con số nói lên chất liệu vỏ bình, vỏ chai. Biết dược chất liệu, thành phần nhựa … sẽ biết được mức độ an toàn/ độc hại.

#1 – PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)

Là loại nhựa trong suốt có cấu trúc bền vững, khó phân hủy và tái chế nhất, thường làm chai đựng nước uống tinh khiết, nước ngọt, soda, giấm, dầu ăn, rượu bia ... Nhiều nghiên cứu cho rằng đây là loại nhựa an toàn nhưng lại là môi trường tốt để 1 số loài vi khuẩn phát triển.

Nhựa này không chịu được nhiệt độ cao. Nếu đựng nước nóng trên 70 độ C, nhựa sẽ bị mềm  

#2 – HDPE (High Density Polyethylene)

Là 1 trong 3 loại nhựa trong nhóm an toàn để sử dụng cho thực phẩm, ý tế vì cấu trúc bền vững khó có khả năng giải phóng độc tố.

Vỏ hộp nhựa HDPE được dùng để chứa sữa, nước trái cây, đựng thuốc, dầu gội, v.v.

#3 – V or PVC (Vinyl)

Thường dùng làm màng bọc thực phẩm, ống nước

Là loại phổ biến trong đời sống, loại nhựa này thường được khuyến cáo là nguy hại đến sức khỏe nên tuyệt đối không sử dụng ở nhiệt độ cao.

#4 – LDPE (Low Density Polyethylene)

Đây là loại được cho là an toàn. Ta thường thấy dưới dạng túi siêu thị, túi đựng thực phẩm.

#5 – PP (Polypropylene)

PP là loại nhựa an toàn và được dùng trong y tế, dược phẩm và các sản phẩm tiếp xúc với nước. Các máy lọc nước thường được làm từ PP

#6 – PS (Polystyrene)

Là loại nhựa Styrofoam khó tái chế, rất nguy hại với môi trường. Nhựa này nằm trong nhóm độc hại nhưng vì rẻ tiền nên vẫn được dùng nhiều. Dễ thấy nhất là các loại hộp đựng cơm, túi đựng CD, khay trứng, ly uống nước 1 lần…

Plastic #7 – Loại khác

Là loại nhựa tuyệt đối không dùng với thực phẩm, y tế. Một số loại chứa độc tố như BPA.

Loại này thường dùng làm vỏ điện thoại, pin, máy tính, gọng kính ...

Loại nhựa nào cần tránh?

Cuộc sống hiện tại không thể thiếu nhựa nhưng chúng ta nên lưu ý:

Không sử dụng các số 3, 6, và 7. Số 1 dù được cho là an toàn nhưng càng tránh càng tốt.

Các số 2, 4 và 5 có thể yên tâm sử dụng vì nó trong nhóm An toàn.

nhà bằng vỏ chai

Tái chế nhựa:

Có 1 số loại khó tái chế như loại số 1. Chúng ta có thể tận dụng tính bền vững của chúng để chuyển hóa công dụng, ví dụ như ép làm mái nhà, vách ngăn.

Hình ảnh này cho thấy người ta nhồi cát vào các vỏ chai nước suỗi để xây nhà.

Bình luận  

# Hoan Ta 43:19 11-04-2016
Mới cho con gái thực hành và đây là kết luận sơ bộ:
1 - Các chai, lọ, hộp nhựa nhập khẩu (có nguồn): Đều có hình tam giác tái chế và con số.
2 - Các chai, lọ, hộp nhựa trong nước: Loại có loại không. Hầu hết các loại vỏ chai nước đều không có
3 - Hãy nhớ các số an toàn: 2 - 4 - 5. Số 1 không khuyến khích.
Trả lời | Trả lời với trích dẫn | Trích dẫn