4 năm đã qua sau thảm họa động đất và sóng thần. Những cảnh đổ nát tan hoang có thể đã bị quên nhưng tinh thần của người dân Nhật thì vẫn làm thế giới này ngưỡng mộ mãi.
Có người đã từng lo sợ không hiểu dân Nhật sẽ uống gì khi nguồn nước bị nhiễm phóng xạ. Lo là đúng, vì họ chưa biết rằng, có những công nghệ lọc thừa sức loại bỏ phóng xạ trong nguồn nước.
Thietbiloc.com xin đăng lại một bài viết trên báo chí tại thời điểm thảm họa:
Ngưỡng an toàn phóng xạ đối với nguồn nước của Nhật Bản là 100 Bq/kg iodine-131 và 200 Bq/kg caesium137. Bq là chữ viết tắt của Becquerel – đơn vị chuyên dùng để đo mức độ nhiễm xạ.
Hôm 20 tháng 3, Bộ khoa học Nhật Bản công bố nguồn nước máy đã bị nhiễm phóng xạ vượt mức cho phép tại Tokyo, Tochigi, Gunma, Chiba và Saitama.
Ngày 23/3, chính quyền thủ đô Tokyo bắt đầu cung cấp nước uống đóng chai cho các gia đình đang nuôi trẻ nhỏ. Đến ngày 25/3, ô nhiễm phóng xạ trong nước máy tại Tokyo và Chiba đã giảm xuống mức an toàn (còn 79 Bq/kg) có thể dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tại Hitachi và Tokaimura vẫn còn ở mức cao. Theo báo cáo của IAEA ngày 24/3, nguồn nước tại Tokyo, Fukushima và Ibaraki đã vượt mức quy định, cao nhất là vào khoảng thời gian từ 16 – 21 tháng ba.
Trung tâm xử lý nước Tokyo đã phát hiện lượng ô nhiễm phóng xạ đạt mức 210 becquerels mỗi lít nước (tính theo iodine 131)
Chính quyền đã khuyến cáo các gia đình không cho trẻ nhỏ uống nước máy, thay vào đó là nước đóng chai đã được xử lý bằng công nghệ lọc thẩm thấu ngược (RO).
Cư dân sóng tại vùng đông bắc Nhật Bản cũng đã được cảnh báo về nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạ có thẻ gây ung thư tuyến giáp.
Sự cố tại 4 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau khi chịu liên tiếp trận động đất 9.0 richter magnitude và sóng thần ngày 11/3/2011 đã phát tán ô nhiễm phóng xạ vào không khí, nguồn nước ngọt, nước biển gây lo ngại sâu sắc đến an toàn thực phẩm và đồ uống tại Nhật và một số quốc gia lân cận.
Thietbiloc.com
lược dịch từ NHK và Telegraph