Bạn đánh giá: 4 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Nước mang sự sống đến trái đất này và Nước đã dậy cho chúng ta những bài học lớn.

Mềm mại như nước

Nữ thần nước

(Hình ảnh Nữ Thần nước trong văn hóa Tây Phương)

Vạn vật trên đời, không có gì mềm mại bằng nước, nhưng cũng không gì có thể thắng được nước. Chính vì mềm, nên nước không hề bị suy giảm hay thương tổn, và luôn là chính nó trong mọi trạng thái. Nước không cố chấp giữ cho mình một hình thức – mọt vỏ bọc cố định. Nước luôn sẵn sàng để tùy thời mà xoay chuyển, tùy nơi mà uốn nắn. Nước rất mềm, nhưng lại có đủ sức mạnh để xoay trở thiên nhiên. Mặt biển phẳng lặng có thể biến hóa trăm ngàn con cơn sóng lớn; dòng sông êm đềm có thể phút chỗ biến thành con nước lũ quét sạch mọi đê điều.

Người có nhiều quan sát và suy ngẫm nhiều về Nước có lẽ là Lão Tử. Lão Tử sinh ra cùng thời với Đức Phật và là người đã mượn hình ảnh của Nước để nhắc nhở Khổng Tử. (Có lẽ vì Khổng Tử không chịu thấm nên bây giờ ở đâu người ta cũng cảnh giác với cái Viện mang tên ông J

Con đường Nước của Lão Tử  (tạm dịch từ Water Way – nhưng có lẽ dịch là Đạo nước thì đúng hơn)

Trong tác phẩm duy nhất để lại cho đời - Đạo Đức Kinh - Lão Tử dành nhiều ngôn từ để ca ngợi sức mạnh của tính Nhu -Mềm, của Vô Vi. Đặc biệt ở chương 8, Nước được mượn làm hình ảnh đại diện (Avatar) để chuyển tải một triết lý sống và cũng chính là một nghệ thuật sống lý tưởng. Ông nhận ra đường lối sống (Đạo) tự nhiên như nước: ở thì chuộng chỗ thấp, ân tình thì chuộng thâm sâu, xử sự chuộng lòng nhân, nói thì chuộng chân thật, cai trị thì làm cho cuộc sống an bình, làm việc thì hợp với tài năng, hành động thì hợp thời đúng lúc.

Đức tính của nước là Vô kỷ, Vị tha - làm lợi cho tất cả thiên hạ mà không tranh công đoạt lợi, gặp chỗ thiếu thì chảy vào, thấy thừa thì chảy ra, trên đời làm mưa, dưới đất thành sông lạch: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”.

Nói đến vị tha và đón nhận là nói đến đặc tính của nước ở mức tổng thể, tính bao la của nó. Đó là nước trường giang chảy miết không ngơi, dù cuốn theo bao nhiêu rác rưởi mà vẫn luôn thanh khiết. Đó là nước của đại dương, dù nuôi muôn tôm ngàn cá mà không bao giờ cạn kiệt. Người hiểu được đạo Nước thì Trí không dừng ở đồng dị tiểu tiết; Tâm mở rộng mênh mông để hòa nhập vào tất cả.

Học theo Nước, Lão Tử chủ trương một triết lý sống Vô Vi: dường như không làm gì, nhưng không việc gì lại không làm được: “Vô vi như vô bất vi”. Vô Vi là cách hành động theo qui luật Tự nhiên bình thường nhưng hiệu quả phi thường.

Con người hiện đại, sau hàng ngàn đời mang theo tinh thần chinh phục, cuối cùng cũng đã nhận ra chân lý này. Họ đang tìm đến với đời sống hòa hợp quy luật tự nhiên, bảo vệ môi sinh - không chống lại Mẹ thiên nhiên vĩ đại.