Bạn đánh giá: 4 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

nuoc-loc-tinh-khietCơ thể con người có tới hơn 70% là nước. Nếu tỷ lệ này thay đổi, cơ thể sẽ mệt mỏi dễ sinh bệnh. Uống nước cũng cần phải tập để tạo thành những thói quen đúng. Hãy bổ sung một lượng nước vừa đủ để bù lại lượng nước bị mất, nhất là những thời điểm cơ thể mất nhiều nước trong ngày. Nước dùng trong bài viết này tất nhiên là nước đã được lọc sạch :)

Thời điểm cần uống nước

Sáng sớm, mới vừa ngủ dậy

Mặc dù ta ngủ suốt đêm nhưng hệ bài tiết và hô hấp không hề ngủ. Nước trong cơ thể vẫn bay hơi qua mồ hôi, qua hơi thở. Một lượng không nhỏ nước thải được cơ thể tạm trữ tại bàng quang đợi bài tiết ra ngoài (sáng dậy ai ai cũng đi tìm nhà vệ sinh).

Lượng nước cần bù mỗi sáng tùy theo cơ thể sẽ vào khoảng 300 - 500 ml.

Khi tập thể thao

Vận động sẽ sinh nhiệt, nhiệt độ cơ thể nóng lên, mồ hôi toát ra giúp giải nhiệt, tỷ lệ nước trong người sẽ giảm sút. Đấy cũng chính là thời điểm cần bổ sung nước.

Khi bị sốt cao

Sưng viêm là do vi khuẩn gây ra và phản ứng tự nhiên của cơ thể là tăng nhiệt độ cục bộ hay toàn thân nhiệt giúp mạch mãu giãn ra, dễ dàng mang các chất kháng thể đến nơi cần chiến đấu để tiêu diệt quân thù. Thân nhiệt tăng lại làm tiến trình bay hơi nước diễn ra nhanh hơn, tỷ lệ nước trong người lại giảm, lại là lúc cần uống thêm nước.

Ở bệnh viện, sau khi khám và kê đơn cho bệnh nhân bị viêm nhiễm, bác sỹ luôn dặn dò: "nhớ uống nhiều nước!"

Ngồi phòng máy lạnh, ngồi trước quạt gió

Không thấy ai toát mồ hôi khi ngồi phòng máy lạnh, ngồi trước quạt mát rười rượi. Chính vì thế mà ta lại chủ quan quên việc uống bù nước. Nhưng có 1 sự thật là cơ thể chúng ta đang được máy lạnh và quạt âm thầm sấy khô. Lượng nước bốc hơi không hề ít hơn khi ta đi ngoài nắng, ngoài gió. Nếu ai còn nghi ngờ, hãy để một chiếc khăn ướt trong phòng lạnh và xem nó khô sau bao lâu!

(Ghi chú, trường hợp này áp dụng luôn cho người ngồi xe hơi).

Đi dưới trời nắng gió

Ở nước nhiệt đới gió mùa Việt Nam quê hương ta, hơn 90% nhân dân dùng xe 2 bánh thay cho đôi hài vạn dặm để xuyên qua nắng gió và bụi mỗi ngày. Hãy nhìn sắc diện màu da của các bác xe ôm ngoài ngã tư để thấy rõ hiệu quả của việc quên không bù thêm nước.

Sau khi uống rượu

Những người uống rượu bia xong nếu thấy khát nước thì yên tâm là đã uống đủ độ. Nếu uống quá độ sẽ không còn thấy khát nữa (vì xỉn quá, biết gì nữa đâu). Chất cồn trong rượu bia làm tăng khả năng bay hơi, lợi tiểu thoát nước. Uống nước sau khi nhậu vừa có tác dụng bù nước, vừa làm loãng độ cồn. Gan thận và nội tạng sẽ nhẹ gánh hơn.

Liều lượng - uống bao nhiêu là tốt?

Uống vừa đủ để bù chỗ đã mất là tốt. Uống dư thêm một ít để dự phòng cho chỗ sắp mất sẽ càng tốt hơn.

Tốc độ - uống nhanh hay uống chậm?

Thấy bảo uống nhiều nước là tốt, có người vớ được ca nước là đưa lên miệng tu ừng ực. Cách uống này vừa không "nhã" lại còn hại cho sức khỏe.

Thứ nhất, uống nước cấp tập trong một thời gian ngắn sẽ làm máu loãng ra, tăng thêm và tim phải làm việc mệt hơn. Điều này sẽ càng nguy hiểm nếu tim đang phải hoạt động mạnh khi ta tập thể dục, chạy bộ, hay làm việc nặng....

Thứ hai, khi đổ mồ hôi nhiều do nóng, do hoạt động mạnh, nếu uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm tốc độ tiết mồ hôi tăng nhanh hơn nữa, kéo theo các chất điện giải như natri, kali bị thất thoát. Do vậy, bạn càng có cảm giác khát hơn, mệt hơn.

Thứ ba, uống quá vội vàng có thể gây ra nấc cụt hoặc chướng bụng. Cách tốt nhất là hãy uống từ từ và chia nhỏ lượng nước uống, nó có hiệu quả giảm bớt cơn khát.

Nhiệt độ - uống nóng hay uống lạnh?

Khi đang khát vì nóng, tất nhiên ta thèm 1 ly nước lạnh toát. Còn khi đang lạnh co ro thì ta nghĩ đến 1 ly trà/ cà phê ngút khói.

Thống kê từ các máy camera công cộng lại cho thấy, phần đông tuân theo quy luật tự nhiên: uống nước vừa đủ mát. Đa số người dùng máy nóng lạnh đã pha thêm nước nóng và nước lạnh để nó không lạnh quá. 

Còn theo các nhà khoa học thì: uống nhiều nước đá có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, hay bị chuột rút, tiêu chảy. Ngược lại, uống nước quá nóng có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích sự tăng sinh niêm mạc, có thể dẫn đến ung thư thực quản. Do đó, khi uống nước nhiệt độ nước không nên quá nóng cũng không quá lạnh, 20 đến 30 độ C là tốt nhất.

Một số sự thật đối nghịch

Cùng công nhận tác dụng của nước thế nhưng quan điểm Đông - Tây còn có một điểm khác biệt nghiêm trọng.

Nhiều bác sỹ tây y khuyên bệnh nhân viêm họng hãy uống nước lạnh, nước đá hoặc ăn kem. Trong khí đó, đông y thì ngược lại: hãy uống nước ấm!

Cùng đi nắng về, có người tu nước lạnh từ chai để sẵn trong tủ lạnh thì bị cảm, còn người uống trực tiếp nước từ máy lọc thì chỉ hết khát.