Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, các loại virus, vi khuẩn trong nguồn nước là thủ phạm chính gây ra 85% bệnh nhi khoa và 65% bệnh tật của người lớn. Rất may là hầu hết loại virus, vi khuẩn đều có thể dễ dàng bị tia cực tím (UV) tiêu diệt

Quy trình: Cho nước chảy qua một ống kín trong có lắp bóng đèn cực tím. Các tia UV được phóng vào dòng nước. Cấu trúc DNA/RNA của tế bào vi sinh bị thay đổi làm cho chúng không thể tồn tại và sinh sản.

Nguyên lý diệt khuẩn của tia cực tím:

Tác dụng diệt khuẩn được dựa trên sự hấp thụ photon của các phân tử DNA và RNA. Phản ứng quang hóa phá vỡ kết cấu các DNA và RNA làm mất khả năng tái tạo của vi sinh vật. Quá trình này được gọi là làm bất hoạt vi sinh vật.

Image

Một đoạn DNA của vi khuẩn trước khi bị chiếu tia cực tím.

Image

Đoạn Gen đã bị phá hủy

Tia cực tím ở một tần số định có thể diệt 99,99% vi khuẩn nhưng không loại bỏ bất kỳ tạp chất gì có nước. Phương pháp này sử dụng điện và thường được ứng dụng ở đoạn cuối cùng của hệ thống lọc nước. Khác với đun sôi, phương này tiết kiệm điện và nhanh hơn nhiều. Đây là phưong pháp xử lý an toàn nếu kết hợp thêm với các loại lọc Than hoạt tính.

Phân loại Tia UV

Bức xạ tia cực tím là bức xạ điện từ nằm giữa tia X và ánh sáng nhìn thấy, có bước sóng khoảng từ 100-400 nanomet.

Bước sóng UV được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm với tác dụng diệt khuẩn khác nhau - UV-A (315-400 nm), UV-B (280-315 nm), UV-C (200-280 nm) và UV chân không (100-200 nm).

tia uv

Nhìn trên dải quang phổ tia UV, UV-C là tia UV có bức xạ mạnh nhất, dễ dàng được DNA, RNA và Protein hấp thụ. Dãy bức xạ này được gọi là dãy bức xạ diệt khuẩn, cho hiệu quả khử trùng cao nhất. Tác dụng diệt khuẩn cao nhất đạt được tại bước sóng 205-280 nm và độ nhạy diệt khuẩn tối đa ở bước sóng 265 nm.

So sánh phương pháp diệt khuẩn:

Bảng so sánh hiệu quả diệt khuẩn
  Đèn cực tím Chlorine Ozone
Phương pháp Vật lý Hóa học Hóa học
Vốn đầu tư Trung bình Thấp Cao
Chi phí vận hành Thấp Trung bình Cao
Phụ tùng thay thế Thấp Trung bình Cao
Tần xuất bảo trì Thấp Cao Cao
Tốc độ diệt khuẩn 1-3 giây 15-45 phút 10-30 phút
Hiệu quả diệt khuẩn Rất cao Cao không xác định
Độc tố Không
Tác hại với người dùng Không
Để lại mùi/ sản phẩm phụ Không
Thay đổi tính chất nguồn nước Không

Lưu ý: Tia cực tím không lọc được nước

Ngoài khả năng diệt khuẩn, tia UV hoàn toàn không thể lọc được nước như nhiều người vẫn ngộ nhận.

Lưu ý đặc biệt khi sử dụng đèn cực tím xử lý nước:

Bình luận  

# Trương VănThanh 47:19 27-02-2014
Chào công ty và các anh em,

Đợt này tôi lại bị dính con khuẩn mủ xanh và con coliform. mặc dù dây chuyền của tôi có diệt khuẩn rất kỹ càng. Tôi dùng cả đèn cực tím và máy ô dôn. Vừa gắn thêm một đèn cực tím ngay trước máy đóng bình nhưng vẫn dính.

Rất mong được các anh em tư vấn.
Trả lời | Trả lời với trích dẫn | Trích dẫn
# Hải YT 12:10 01-07-2016
Kính chào anh Thanh. Tôi đọc qua cũng có góp ý với anh như sau.Về phần vi khuẩn mủ xanh và Coliform..... điều đầu tiên tôi có góp ý là đèn cực tím sẽ diệt được coliform nhưng với điều kiên nguồn nước được đèn UV chiếu trong khoản 4 giây trở lên, nhưng anh lại để đèn chiếu do nguồn nước chạy qua chưa đủ thời gian chiếu tới và chiều sâu trong nguồn nước tia UV chiếu là 20cm.
Trả lời | Trả lời với trích dẫn | Trích dẫn
# Hoà 06:15 21-07-2017
Chào anh,
Tia Cực tím có thể diệt salmolnella ko?
Trả lời | Trả lời với trích dẫn | Trích dẫn
# Cường 50:19 17-01-2018
Chào công ty nhờ tư vấn cho đèn uv. Dây chuyền lọc của bên tôi ozon và uv đầy đủ nhưng xét nghiệp chỉ tiêu vi sinh tất cả đều được duy chỉ có vi sinh trực khuẩn mủ xanh vẫn còn 3,4*10-3. Cho tôi hỏi cách nào diệt khuẩn triệt để vi sinh khuẩn mủ xanh
Trả lời | Trả lời với trích dẫn | Trích dẫn