Biological Oxygen Demand / Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxy sinh hoc là một phương pháp được sử dụng để quản lý chất lượng nước. Thông số BOD thể hiện tốc độ tiêu thụ o xy của các vi sinh vật trong nguồn nước.
Back-flush/ Backwashh / Xả ngược
Dòng nước chảy ngước chiều trong hệ thống để đảy các tạp chất đã bị thu giữ trên bề mặt vật liệu lọc. Quá trình này giúp làm sạch hệ thống.
By-Pass valve
Van sử dụng để kiểm soát dòng nước thay thế khi cần thiết. Dòng này thường không chảy qua 1 hoặc nhiều công đoạn lọc.
Brackish water / Nước lợ
Nước lợ là nước có hàm lượng muối lớn hơn nước ngọt nhưng chưa bằng nước biển. Hàm lượng muối trong nước lợ là khoản 0.5 - 30 grams/lít
Clogging / tắc nghẹt
Các chất bẩn đóng cặn trên bề mặt vật liệu lọc ngăn không cho dòng nước chảy qua và làm cho áp xuất của hệ thống tăng cao.
COD
Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hoá học – Một phép thử chất lượng nước để qua đó gián tiếp đo hàm lượng các hợp chất hữu cơ trong nguồn nước (thường tính bằng mg/l).
Debris / tạp chất rắn
Là số lượng các chất rắn hữu cơ và vô cơ thu được trên bề mặt của vật liệu lọc. Số lượng được tính băng ppm, kích thước thường tính bằng micron.
Density/ Mật độ
Là tỷ lệ tính theo số lượng của một chất trên một số lượng tổng thể.
Depth filtration/ Lọc sâu
Loại bỏ và/ hoặc giữ lại các chất rắn không tan bằng cách chặn và giữ lại trong các lớp vật liệu lọc.
Differential Pressure/ Chênh áp
Được xác định thông qua sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống. Chênh áp sẽ tăng lên khi hệ thống lưu giữ được một khối lượng các chất bẩn. Tới một mức độ nào đó người ta phải thay/ rửa/ xả vật liệu lọc.
DIN:
The German Institute for Standardization (Deutsches Institut fur Normung e.V.); Viện này thường đặt ra các quy chuẩn để thử và phân loại các thiết bị lọc.
Effective Filtration Area / Diện tích khả lọc
Là tổng diện tích bề mặt của các vật liệu lọc có thể tạo ra dòng chảy trong quá trình lọc.
Effluent / dòng chảy ra
Là chất lỏng đã được lọc và chảy ra khỏi thiết bị lọc.
Filter/ thiết bị lọc
Là loại thiết bị có chức năng tách được tạp chất ra khỏi nguồn nước bằng các rào cản vật lý, các quy trình xử lý hoá học và/ hoặc sinh học
Filter area/ Diện tích lọc
Tổng diện tích bề mặt của bộ phận lọc, thường tính bằng in2 hoặc cm2.
Filter Cake / “bánh” lọc
Một mảng các tạp chất đóng cặn trên bộ phận lọc, làm tắc nghẽn không cho nước chảy qua bộ phận lọc và làm tăng độ chênh áp.
Lọc
Là quá trình bắt buộc dòng nước / dòng khí phải chảy qua một loại vật liệu có các lỗ nhỏ để loại bỏ các tạp chất.
Filtration Degree/ Rate – Cấp lọc
Thường tính theo kích thước của lỗ lọc (thường là micron)
Filtration Element/ Bộ phận lọc
Thành phần chính của mỗi thiết bị lọc quyết định kiểu lọc và mức độ lọc
Filtration Velocity / Tốc độ lọc
Được tính bằng lưu lượng / Diện tích mặt cắt [m/hr]
Flange/ mặt bích
Một vành kim loại gắn ở đầu ống, có các lỗ nhỏ đẻ bắt vít nối các ống với nhau.
Flow rate / Lưu lượng
Tổng lượng nước chảy trong một đơn vị thời gian: Lit/ phut, m3/h, Gallon / phút)
GPM
Gallons / minute: tương đương với 3,785 lít/ phút.
In-line filter / Lọc trên đường ống
Là một kiểu thiết bị lọc mà đầu vào, đầu ra và trục của bộ phận lọc được sắp xếp trên 1 trục thẳng.
Media filtration (depth filtration)/ Lọc sâu/ lọc bằng vật liệu
Vật liệu (đạt chuẩn) được bố trí bên trong bồn lọc thành một lớp đủ dày có khả năng lọc nước. Cấp lọc sẽ tuỳ thuộc kích thước của vật liệu và tốc độ của dòng chày trong bồn lọc.
Mesh
Tổng số các lỗ lọc có trên một inch dài của bề mặt lọc
Micron
Một phần triệu của mét, còn gọi là micronmet. Đây là đơn vị thông dụng để biểu thị kích thước của hạt tạp chất.
Particle Size Distribution / Sự phân bố theo kích thước hạt
Cũng giống như chỉ số tính mật độ (Number Density or Volume Density) chỉ số này cho biết cấp lọc nào là hợp lý nhất để loại bỏ TSS (chất rắn không tan).
PPM
Parts per million – phần triệu.
PSI
Pounds per square inch – Đơn vị tính áp suát
Pre-filtration / sơ lọc
Loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn tránh tắc ngãn cho các cấp lọc tinh.
Pre-treatment / Xử lý trước
Quá trình xử lý sơ bộ nguồn nước bằng các phương pháp hoá – lý.
pH
Chỉ số thể hiện tính kiềm/ tính a xit của nguồn nước. (đã có bài viết riêng về pH)
Pore / Lỗ, khe
Chỗ thủng trên vật liệu lọc giúp cho chất lỏng/ khí có thể xuyên qua.
Potable water / Nước sinh hoạt
Là nguồn nước tự nhiên hoặc qua xử lý đạt tiêu chuẩn sử dụng cho người và động vật, có thể uống được.
Pressure / Áp suất
Đại lượng đặc trưng cho cường độ lực nén trung bình tác động theo phương vuông góc trên bề mặt vật thể, được xác định bằng tỉ số giữa lực phân bố đều và diện tích bề mặt bị tác động. AS: p = F/S nếu lực nén F phân bố đều trên bề mặt S. Trong hệ đơn vị SI, Áp suất đo bằng paxcan (Pa), 1 Pa = 1 N/m^2. Đơn vị ngoài hệ của AS là bar, atmotphe, milimét thuỷ ngân (mmHg), kgl/cm2; 1 bar = 10^5 Pa; 1 atm = 101,325 Pa; 1 mmHg = 133,322 Pa; 1 mm H2O = 9,80665 Pa.
Pump (water pump) / Bơm nước
bơm để hút, đẩy nước. Có ba bộ phận chính: động cơ, bộ phận công tác, hệ thống van và ống. Phân loại BN: Theo nguyên lí cấu tạo, có BN li tâm dùng cho cột nước cao; BN hỗn lưu dùng cho cột nước vừa; BN hướng trục và hướng xiên dùng cho cột nước thấp; BN tuabin dùng ở suối miền núi có độ chênh nước cao. Theo nguồn động lực, có BN điện dùng động cơ điện; BN dùng động cơ nổ; BN dùng năng lượng gió, Mặt Trời, vv.; BN dùng sức động vật hay sức người như bơm lắc (bơm Japy) theo nguyên tắc bơm pít tông; BN dùng cột nước mồi dao động như bơm nước va. Theo đặc điểm lắp đặt, có BN tĩnh tại, cố định tại nơi lắp đặt; BN di động trên máy kéo, thuyền... BN hút nước tối đa 10 m kể từ trục bơm đến van đáy. BN chuyên dùng để đẩy nước có độ cao đẩy nước đến hàng trăm mét. Ở Việt Nam, BN được dùng phổ biến trong sản xuất công nông nghiệp và đời sống. Trong nông nghiệp, BN dùng để bảo đảm tưới, tiêu nước chống hạn, chống úng cho cây trồng
Raw Water/ Nước thô
Nguồn nước chưa qua bất cứ công đoạn xử lý nào
Resevoir / Bể chứa
Bể tự nhiên hoặc nhân tạo dùng để lưu giữ, điều tiết và kiểm soát nước.
Screen filtration/ Sàng lọc
Sử dụng một tấm vật liệu có các lỗ lọc để loại bỏ các hạt tạp chất trong nước.
Sediments / Cặn
Các hạt ở thể rắn lâu ngày kết tủa xuống đưới đáy của vật chứa nước.
Sludge / Bùn
Tập hợp các loại cặn cứng và mềm thu được trong quá trình lọc.
Surface Water / Nước mặt
Nước tự nhiên lộ thiên: Biển, hồ, sông, suối, ao, đầm …
TDS - Total Dissolved Solids
Đã có bài viết chi tiết về mục này (Tìm kiếm với từ khoá: “TDS là gì”).
Turbidity / Độ đục
Sự không trong suốt của chất lỏng do các hạt chất rắn hoà tan có kích thước rất nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường, giống như khói trong không khí. Độ đục được đo bằng cách chiếu ánh sáng xuyên qua mẫu nước.
Total Suspended Solids - TSS / Tổng chất rắn không tan
Đo bằng ppm. Đối chiếu với TDS
Viscosity / Độ nhớt
Là lực cản đối với dòng chảy, được tạo ra bởi ma sát nội tại giữa các phân tử của chất lỏng. (M2/sec)
Wastewater / Nước thải
Là nước phế phẩm thải ra sau quá trình sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất, có chứa các tạp chất hoà tan và không hoà tan
(Tiếp tục cập nhật)