Sự hiện diện của clorua trong nước
Clorua là một trong những ion âm thường thấy trong nước, có ký hiệu hóa học là Cl-. Clorua thường kết hợp với các kim loại như canxi, ma nhê và natri để tạo thành muối, ví như NaCl. Clorua có nhiều trong nước biển, nước lợ. Với tốc độ xâm thực của nước biển trong thời gian gần đây, không chỉ nước tại các vùng gần biển mà các giếng ngầm sâu trong đất liền cũng đã bị nhiễm clorua. Nhiều giếng khoan tại đồng bằng sông Hồng, sông Mekong có hàm lượng clorua vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
Tác hại
Tổ chức Y tế thế giới và nhiều quốc gia đưa ra ngưỡng an toàn đối với Clorua là 250mg/l. Nếu nguồn nước có hàm lượng clorua cao hơn, có thể dung cảm nhạn dễ dàng nước có vị và mùi khó chịu.
Nước nhiễm clorua có thể gây hại cho cây tròng, hoa màu. Trong sản xuất, clorua làm han gỉ kim loại, làm lão hóa nhanh các vật dụng khi tiếp xúc. Clorua sẽ thúc đảy quá trình giải phóng kim loại trong các thiết bị, tạo những độc tố cho nguồn nước.
Đối với nước uống, clorua không chỉ gây mùi vị khó chịu mà còn tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là tim mạch, vì nó làm tăng huyết áp đáng kể.
Cách loại bỏ Clorua
Rất may, clorua có thể loại bỏ bằng những công nghệ lọc nước tiên tiến.
Phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng màng lọc thẩm thấu ngược. Các phương pháp khác cũng hiệu quả nhưng chi phí vận hành cao hơn là chưng cất và dung hạt nhựa khử ion (nhiều người nhầm tưởng là thiết bị làm mềm nước).
Bình luận