Cáu cặn đường ống?
Không chỉ nhân viên bảo trì của thietbiloc.com mà ngay cả chủ các tòa nhà phải đối phó với tình trạng cáu cặn bám đầy trong các ống nước, đặc biệt là các thiết bị dùng nước nóng, máy rửa bát/ chén, máy giặt, máy pha cà phê…
Cáu cặn đường ống là do các ion can-xi(Ca2+), ma-giê (Mg2+) kết hợp với bicarbonate (HCO3) kết tủa thành, sau một thời gian sẽ tạo nên những lớp cặn cứng. Cáu cặn này gây nhiều tổn thất cho người sử dụng.
Tác hại của cáu cặn?
Cáu cặn đường ống gây hàng loạt phiền toái. Dễ thấy nhất là nó làm cho ống bị nhỏ lại, cản trở dòng chảy, làm cho áp lực nước yếu đi (rất giống với trường hợp xơ vữa động mạch trong y khoa). Thứ nữa, khi bị bám cặn, các van nước, vòi nước sẽ không vận hành trơn tru, dễ hư hại. Các lớp cáu cặn là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn trú ngụ và sinh trưởng. Các thiết bị dùng nước nóng vừa bị tổn thấy hiệu năng vừa phải tiêu thụ nhiều điện hơn
Kỹ thuật kiềm chế cáu cặn
Làm mềm, khử khoáng
Cho đến khi OneFlow® và ScaleNET® xuất hiện, phương pháp trao đổi ion được coi là hiệu quả nhất để chống lại việc đóng cặn đường ống. Tuy nhiên, các thiết bị làm mềm còn nhiều khuyết điểm mà người sử dụng không thích:
- Trong nước thải của thiết bị làm mềm có chứa muối Cl-, gây tác động xấu đến môi trường
- Loại bỏ hết các khoáng Can-xi và Ma-giê có lợi cho sức khỏe.
- Cần thời gian để súc rửa và hoàn nguyên hạt nhựa trao đổi ion, tốn nước xả.
Thiết bị hãm đóng cặn
Các thiết bị này sử dụng hóa chất gốc phosphate để làm giảm tốc độ hình thành cáu cặn. Trên thực tế, các thiết bị loại này dùng tương đối tốt với nước lạnh nhưng khi nhiệt độ tăng lên thì nó gần như mất tác dụng. Các khuêts điểm khác của loại thiết bị hãm này là nó tiêu thụ một lượng hóa chất lớn, liên tục.
Sử dụng từ trường và các kỹ thuật khác
Từ trường, điện từ trường, sóng radio cũng là các kỹ thuật được thử nghiệm ở nhiều nơi để chống lại sự đóng cặn nhưng rất tiếc, cho đến nay chúng đều chưa vượt qua được bất kỳ một tiêu chuẩn nào và chưa được công nhận bởi bất kỳ phòng xét nghiệm độc lập nào.
Các nhà sản xuất theo dòng kỹ thuật từ trường vẫn tạm thời chỉ có thể đưa ra được các “bằng chứng” do họ tự trải nghiệm.
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
So sánh Làm mềm và Chống đóng cặn
Làm mềm WATTS | Chống đóng cặn WATTS | |
Sử dụng muối | Có | Không |
Nước xả/ thải | Có | Không |
Sử dụng điện | Có | Không |
Chống đóng cặn trong đường ống và hệ thống | Có | Có |
Phá các lớp cáu cặn sẵn có trong đường ống và hệ thống* | Không | Có |
Sử dụng nước xả/ rửa | Có | Không |
Sử dụng van điều khiển điện | Có | Không |
Số lượng bình/ bồn | 2 (hoặc nhiều hơn) | 1 |
Khử Chlorine | Không | Không |
Khử Sắt | Có (a limited amount) | Không |
Khử Calcium và Magnesium | Có | Không |
Tuổi thọ vật liệu | 10 years | 5 years |
Châm thêm Sô-da | Có | Không |
Độ cứng tối đa có thể xử lý | Tùy theo hệ thống và cách cài đặt | 1200mg/l |
Bảo hành | 1-3 năm | Tối thiểu 5 năm |
Sử dụng hóa chất tảy rửa | Không thường xuyên | Không |
Bảo vệ màng RO | Có | Chưa chắc chắ |
Thời điểm sử dụng OneFlow®
OneFlow® là công nghệ mới nhất và hiệu quả chống cáu cặn đẫ được chứng thực qua kiểm nghiệm OneFlow® achieved a 99.6% effectiveness rating in scale prevention from DVGW (German Technical and Scientific Association for Gas and Water).
Vật liệu OneFlow’s cũng xuất sắc vượt qua các bài kiểm tra khắt khe và được chứng thực đạt chuẩn vật liệu an toàn Tiêu chuẩn só 42 & 61, NSF/ANSI.
Video giới thiệu OneFlow:
Bình luận